A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGỤC KON TUM QUA NHỮNG HÌNH ẢNH TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Nhân dịp tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum, xin giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh tư liệu lịch sử về Ngục Kon Tum từ những năm 1930.

Nhà Lao Kon Tum năm 1930.

Từ cuối năm 1929, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù chính trị từ các tỉnh đồng bằng lên giam giữ tại Ngục Kon Tum; dùng sức lao động của tù nhân để làm đường giao thông phục vụ cho mưu đồ cai trị của chúng; lợi dụng nơi rừng núi xa xôi, dân cư thưa thớt cách xa các trung tâm đô thị và đồng bằng nhằm cách ly tư tưởng Cộng sản.

Làng cổ người Ba Na ở Kon Tum.

Công chức Tòa xứ Kon Tum và những người bản xứ.

Một gò đất- nơi các chiến sĩ cộng sản lao động khổ sai năm xưa

Tư liệu hình ảnh về các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ tại Nhà ngục Kon Tum

Ký họa Nhà đày Kon Tum của đồng chí Ngô Đức Đệ

Nhà ngục Kon Tum (Nhà lao Kon Tum, Nhà đày Kon Tum) là một hệ thống di tích gồm có nhà Lao trong, Lao ngoài và Cung đường 14 (đoạn Đăk Sút, Đăk Tao, Đăk Pao, Đăk Pek). Đây là nơi giam giữ tù chính trị mà thực dân Pháp xem là nguy hiểm nhất, với số lượng tù nhiều nhất, và cũng là "lò giết người" nhiều nhất trong cả nước đối với tù chính trị.

Đồng chí Ngô Đức Đệ, Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên ở Kon Tum (ảnh trái); đồng chí Huỳnh Đăng Thơ, người đảng viên Cộng sản đầu tiên ở Kon Tum (ảnh phải)

Đồng chí Ngô Đức Đệ khi bị giam giữ tại Nhà ngục Kon Tum, bằng ý chí cách mạng sắt đá và sự linh hoạt, đã vận động, thành lập ngay tại đây một Chi bộ Cộng sản- Chi bộ Nhà lao Kon Tum vào cuối năm 1930. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Kon Tum. Người đầu tiên được đồng chí Ngô Đức Đệ cảm hoá và giáo dục về con đường đấu tranh cách mạng là Huỳnh Đăng Thơ (tức đội Thơ hay đội Phụng). Sau một thời gian thử thách, ngày 10-9-1930, thay mặt tổ chức đồng chí Ngô Đức Đệ tuyên bố kết nạp đồng chí Huỳnh Đăng Thơ vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đồng chí Huỳnh Đăng Thơ, lần lượt các cai Liễu (Huỳnh Liễu), cai Cừ (Nguyễn Cừ) được giác ngộ và kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ký họa Cuộc thảm sát ở Lao ngoài, 8h sáng 12-12-1931 của đồng chí Ngô Đức Đệ

Đồng chí Nguyễn Huy Lung, người đứng đầu Cuộc đấu tranh lưu huyết (ảnh trái); đồng chí Trương Quang Trọng, người đầu tiên ngã xuống trong Cuộc đấu tranh lưu huyết (ảnh phải)

Với chế độ tù hà khắc, bị vắt kiệt sức khi đày đi làm đường 14, trên 150 tù chính trị đã ngã xuống. Từ ngày 12 cho đến ngày 16/12/1931, Cuộc đấu tranh lưu huyết của gần 200 tù chính trị tại Ngục Kon Tum do các đồng chí Đặng Thái Thuyến, Trương Quang Trọng, Nguyễn Huy Lung, Hồ Độ lãnh đạo diễn ra để phản đối việc đưa tù chính trị đi làm đường ở Đăk Pao, Đăk Pék. Thực dân Pháp đã nã súng làm 15 đồng chí hi sinh, 16 đồng chí bị thương.

Dù không giành thắng lợi trọn vẹn nhưng Cuộc đấu tranh đã gây chấn động đối với thực dân Pháp ở tại Kon Tum và toàn cõi Đông Dương. Và cuối cùng thực dân Pháp phải nhượng bộ, đến năm 1934 thì giải tán nhà Ngục.

Ngôi một tập thể các chiến sĩ cách mạng hi sinh trong cuộc đấu tranh tại Ngục Kon Tum

Cán bộ, nhân dân thị xã Kon Tum viếng mộ các liệt sĩ hi sinh trong Cuộc đấu tranh lưu huyết tại Ngục Kon Tum (năm 1980)

Đồng chí Bùi San (người mặc vest), cựu tù chính trị Nhà lao Kon Tum thăm Ngục Kon Tum (năm 1994)

Đoàn đại biểu Cựu tù chính trị về thăm Di tích lịch sử Ngục Kon Tum (năm 1995)

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, Nhà ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1990.

Ngục Kon Tum

Theo Báo Kon Tum


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 8
Tháng 10 : 210
Tháng trước : 461
Năm 2024 : 5.735