A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG ĐIỆP TUYÊN TRUYỀN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI

Đồng bào và các bạn thân mến!

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của động vật mắc bệnh (thường là chó, mèo). Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%. Tuy vậy bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại, Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Để chủ động phòng, chống bệnh dại ngành Y tế khuyến cáo người dân và các cơ quan, đơn vị thực hiện một số biện pháp sau:

1. Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.

2. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong từng thôn, xóm, xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên chó, mèo theo hướng dẫn của cán bộ thú y; ký cam kết thực hiện 5 không: “không nuôi chó mèo không tiêm phòng dại”, “không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương”, “không nuôi chó thả rông”, “không để chó cắn người”, “không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.

3. Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại, thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm và những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại, thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

4. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

5. Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại và chỉ tiêm nhắc lại 1 liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn, cào.

- Rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70% để giảm thiểu lượng vi rút tại nơi xâm nhập ngay sau khi bị chó, mèo cắn, cào.

- Không nặn, bóp vết thương cho máu chảy ra hoặc làm dập nát vết thương.

- Tuyệt đối không được băng kín vết thương.

- Sau khi xử lý vết thương, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng dại theo chỉ định của nhân viên y tế.

7. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, thuốc tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Vì sức khỏe của cộng đồng, toàn dân chung tay phòng, chống bệnh dại trên người!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 21
Tháng 01 : 215
Tháng trước : 1.486
Năm 2025 : 215