Cuộc thi tiếng hát Người cao tuổi lần thứ I vào ngày 02/06/2023 với chủ đề “ Người cao tuổi xã Đăk Cấm hôm nay" Nhân Kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống Người cao (06/6/1941-06/6/2023) và 28 năm ngày thành lập Người Cao tuổi Việt Nam (10/5/1995-10/5/2023)
Nhân Kỷ niệm 82 năm ngày truyền thống Người Cao tuổi (06/6/1941-06/6/2023) và 28 năm ngày thành lập Người Cao tuổi Việt Nam (10/5/1995-10/5/2023), Hội Người cao tuổi xã Đăk Cấm đã tổ chức cuộc thi tiếng hát Người cao tuổi lần thứ I vào ngày 02/06/2023 với chủ đề “ Người cao tuổi xã Đăk Cấm hôm nay” nhằm mục đích ôn lại truyền thống của Người cao tuổi và thông qua những lời ca, tiếng hát, điệu múa sẽ giúp cho lớp Người cao tuổi phát triển kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng văn nghệ, đặc biệt sẽ mang đến cho các cụ một môi trường thân thiện, tích cực và mỗi ngày là một niềm vui, và bổ trợ cho các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.
1. Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam
Ngày 06/6/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư “kính cáo đồng bào” và “Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” kêu gọi toàn dân đoàn kết thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc; nêu rõ vai trò, trách nhiệm của phụ lão “Trách nhiệm của các vị phụ lão với trách nhiệm đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất, phụ lão cứu, nước suy sụp, phụ lão phù trì, nước nhà hưng, suy, tồn, vong phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề…Nước nhà lo các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui các cụ đều cùng vui (Hồ Chí Minh, Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão 6-1941). Người gửi thư tới các cụ phụ lão kêu gọi “Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thần đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà Thành ra xung phong tổ chức “Phụ lão cứu quốc Hội” để cho phụ lão cả nước bắt chước và hùn sức giữ gìn nền độc lập nước nhà” (Hồ Chí Minh, Thư gửi các bậc phụ lão, báo cứu quốc số 48, ngày 21/9/1945). Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phụ lão cứu quốc Hội đã được tổ chức ở các địa phương trong cả nước để góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành kháng chiến chống thực dân xâm lược giành thắng lợi và hoàn thành nhiệm vụ cứu quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NCT Việt Nam đã kế thừa, phát huy truyền thống từ Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Hội NCT Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò trong đời sống xã hội.
2. Những đóng góp của Người cao tuổi đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
- Từ năm 1975 - 2023: NCT có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa đất nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, an ninh, trật tự xã hội…trong đó có nhiều NCT có trình độ giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, chuyên gia vẫn nhiệt huyết, phát huy kinh nghiệm, trí tuệ để tiếp tục đóng góp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế . NCT đã khẳng định được vị trí là hạt nhân nòng cốt của các phong trào thi đua yêu nước, như: “Người cao tuổi thi đua làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh”, “Xây dựng đời sống văn hóa”, “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” và tham gia “giữ vững chủ quyền, bảo đảm an ninh, trật tự biên giới, đất liền, biển đảo”; tham gia các hoạt động xã hội ở cơ sở, làm Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, Trưởng bản, Tổ hòa giải, Tổ tự quản… nhất là khôi phục lại làng nghề, sản phẩm truyền thống của địa phương, đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định cơ sở, phát triển khinh tế - xã hội.
Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của NCT 82 năm qua, “Tuổi cao chí càng cao” trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; NCT đã hăng hái thi đua yêu nước, nêu cao tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng” trong các phong trào thi đua, có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi; tham gia giữ gìn an ninh trật tự; tham gia các hoạt động ở địa phương, các cấp Hội cơ sở góp phần quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
Ghi nhận, trân trọng công lao đóng góp to lớn của NCT Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tặng những phần thưởng cao quý cho các thế hệ NCT: Bức trướng thêu 18 chữ vàng “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Huân chương Sao vàng cho các thế hệ NCT; Huân chương Lao động hạng nhất cho Hội NCT Việt Nam…là niềm tự hào, động lực to lớn để NCT và tổ chức Hội các cấp tiếp tục phát huy thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần xứng đáng trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. Hội NCT Việt Nam 28 năm xây dựng và phát triển(10/5/1995-10/5/2023)
“Trọng lão” là truyền thống của dân tộc Việt Nam, ghi nhận công lao đóng góp của lớp người cao tuổi với gia đình và xã hội; thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trọng nhân nghĩa của nhân dân ta.
Sự kiện lịch sử “Hội nghị Diên Hồng” được đồng chí Nguyễn Ái Quốc trân trọng, chỉ rõ vị trí, vai trò to lớn của lớp người cao tuổi đối với nhiệm vụ cách mạng, ngay trong những ngày đầu về nước, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 6/1941, Người viết thư gửi các cụ phụ lão trong cả nước, khẳng định: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề... Nước nhà lo, các cụ cùng phải lo. Nước nhà vui, các cụ đều cùng được vui”. Người cho rằng, đoàn kết người cao tuổi trong một tổ chức là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, ngày 21/9/1945, trong bộn bề công việc của những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng, với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người gửi thư tới các cụ phụ lão kêu gọi: “Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thần đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà Thành ra xung phong tổ chức “Phụ lão cứu quốc Hội” để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn sức giữ gìn nền . độc lập nước nhà”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Phụ lão cứu quốc đã được tổ chức ở các địa phương trong cả nước để góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến hành kháng chiến chống thực dân xâm lược thắng lợi và thực hiện nhiệm vụ cứu quốc.
Sau ngày 30/4/1975, đất nước đã hoàn toàn thống nhất; người cao tuổi cả nước hăng hái tham gia thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hội Phụ lão cứu quốc ở các địa phương đã chuyển sang những hình thức mới, như “Hội thọ”, “Quỹ thọ”... để có điều kiện thực hiện các hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, hoạt động tình nghĩa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau lúc ốm đau, hoạn nạn; tổ chức chúc, mừng thọ, lo toan lễ tang chu đáo cho người cao tuổi khi qua đời; đem lại hiệu quả thiết thực, đoàn kết gắn bó tầng lớp người cao tuổi trong từng địa phương, cơ sở; góp phần tạo nên cuộc sống ấm áp trong tình làng nghĩa xóm, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Sang thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, người cao tuổi cả nước có nhu cầu tập hợp, đoàn kết người cao tuổi trong một tổ chức để được đóng góp tài lực, kinh nghiệm vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo nên tính cấp thiết tiến tới thành lập Hội.
4. Tổ chức cuộc thi
Hội thi kết thúc thành công rực rỡ với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn và các đội đã giành được những kết quả cao như: 1 Giải A, 2 Giải B , 3 Giải C và 3 giải khuyến khích